Những trang trại cá sấu lớn nhất thế giới ở Thái Lan

Thái Lan có hơn 1.000 trang trại cá sấu, một số là những cơ sở lớn nhất thế giới với quy mô hàng trăm nghìn con.

 

Cá sấu trong trang trại Sri Ayuthaya, tỉnh Ayutthaya.Một số trang trại cá sấu ở Thái Lan có quy mô lớn nhất thế giới. Tại đây, cảnh tượng hàng trăm con cá sấu đang phơi nắng, ăn thịt gà hoặc dầm mình trong bể nước màu xanh lục bảo, luôn thu hút khách tham quan, theo Reuters.

Theo thống kê của Cục thủy sản Thái Lan, nước này có hơn 1.000 trang trại với quy mô khoảng 1,2 triệu con cá sấu. Một số cơ sở trang bị lò mổ và máy thuộc da để làm hàng xa xỉ.

Công nhân trong trang trại cho cá sấu ăn.

Sri Ayuthaya là một trong những trang trại cá sấu lớn nhất Thái Lan, đã hoạt động được 35 năm.

“Chúng tôi là trang trại khép kín, tạo công ăn việc làm cho người dân và mang lại ngoại tệ cho đất nước””, ông Wichian Rueanget, chủ trang trại có quy mô 150.000 con cá sấu nói.

Một con cá sấu ngậm đầu gà trong vườn thú Sriracha Tiger ở tỉnh Chonburi.

Sri Ayuthaya tham gia Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Trang trại được phép xuất khẩu các sản phẩm làm từ cá sấu nước ngọt Siamese nằm trong nhóm bị đe dọa nghiêm trọng.

Công nhân bắt những con cá sấu nhỏ cho vào bao tải.

“Chúng tôi làm mọi thứ, từ nuôi dưỡng cho tới giết mổ, thuộc da và xuất khẩu các sản phẩm từ cá sấu”, ông Wichian cho biết.

Trang trại Sri Ayuthaya có nhiều loại sản phẩm làm từ da cá sấu, từ túi xách kiểu Birkin giá hơn 2.300 USD cho tới áo khoác da cá sấu gần 5.900 USD.

Một nữ công nhân đang chà bóng ví da cá sấu trong phân xưởng ở trang trại Sri Ayuthaya.

Bên trong phòng ấp trứng cá sấu của vườn thú Sriracha Tiger, tỉnh Chonburi.

 

Một chú cá sấu con chui khỏi vỏ trứng chào đời.

Phân xưởng lọc thịt cá sấu ở ngoại ô Bangkok.

Thịt cá sấu giá khoảng 8,8 USD/kg. Mật và máu của loài bò sát được cho là có lợi cho sức khỏe, thường được thu mua làm thuốc.

 

Công nhân phun sơn màu lên da cá sấu khô trong phân xưởng nhuộm da ở tỉnh Samui Prakan.

Da cá sấu sau khi nhuộm trong trang trại Srirachan ở tỉnh Chonburi.

Khách du lịch Trung Quốc sờ miếng da cá sấu ở trang trại Srirachan.

Ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến cá sấu ở Thái Lan đang thu nhỏ vì giá trị xuất khẩu da cá sấu giảm mạnh. Năm 2016, giá trị xuất khẩu đạt 13 triệu bath (382.000 USD), giảm hơn 60% so với 34 triệu bath (hơn 1 triệu USD) năm 2015.

Hồng Hạnh (Ảnh: Reuters)

VietnamExpress

Elon Musk: “Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm”

Elon Musk đang cảm thấy rất, rất lo ngại về điều này.

Và ông tin là mặc dù đây là điều vô cùng nguy hiểm, thế nhưng dường như chẳng ai quan tâm hay đoái hoài đến nó cả.

Ngày nay, không ít những ông trùm có “máu mặt” trong giới công nghệ cứ khăng khăng nhận những hành động mà họ đang làm là để khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Vậy, tại sao họ lúc nào cũng lo lắng rằng hành tinh này đang ở bờ vực của sự bùng nổ dân số quá mức cho phép? Hay nói chính xác hơn, nó đang dẫn tới việc trái đất đang ngày trở nên kiệt quệ từ bên trong?

Elon Musk: Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm - Ảnh 1.

Hôm thứ 5 vừa qua, Elon Musk đã khiến không ít người phải trầm ngâm, suy nghĩ khi bàn về vấn đề dân số của thế giới. Trên Twitter, ông đã bình luận về bài viết của tờ New Scientist được xuất bản năm 2016 có tựa đề: Thế giới ở thời điểm năm 2076: Quả bom dân số đã phát nổ.

Vị CEO tài ba của Tesla này đã đăng tải bài viết trên trang Twitter cá nhân: Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm”

Theo bài nghiên cứu cho biết, số lượng con người ngày càng nhiều hơn. Đến năm 2050, dự tính sẽ có thêm hơn 1 tỷ người nữa, trừ khi có xung đột, mâu thuẫn giữa các nước dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thế nhưng ở một vài đất nước, hiện nay tỷ lệ sinh sản giảm xuống dưới mức mà dân số có thể tăng lên.

“Mặc dù nhân khẩu đã xuống tới mức báo động, thế nhưng chưa có bất kỳ quốc gia nào có dấu hiệu hồi phục. Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán tới năm 2076 sẽ xảy ra khủng hoảng toàn cầu,” tác giả của bài viết, ông Fred Pearce cho biết.

Ông Pearce nhắc tới một số cái tên nổi bật như Nhật Bản – nơi tỷ lệ sinh sản dựa trên số phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 chỉ là 1,4 trẻ/người. Con số trung bình của các xã hội phát triển là 2 trẻ/người.

Nhật Bản hiện đang là nước có tỷ lệ sinh sản thấp thứ nhì thế giới, ở mức 7,21/1.000 người. Monaco cũng đứng top với 6,94/1.000 người. Tiếp theo là Đức với 8,3 và Singapore với 8,5. Ở vị trí thứ 6 là Hàn Quốc với 8,55/1.000 người.

Elon Musk: Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm - Ảnh 2.

Nhật là nước có tỷ lệ sinh sản thấp thứ 2 thế giới

Hoa Kỳ “về đích” ở hạng 12. Trong năm 2016, tỷ lệ sinh sản của Mỹ chạm mốc thấp nhất trong lịch sử của nước này.

Bài viết của tờ New Scientist nhận xét rằng dân số càng già thì biến động càng ít, không còn sáng tạo và thường có xu hướng suy giảm về mặt kinh tế. Chưa hết, nghiên cứu này còn cho rằng dân số già sẽ ít có khả năng gây chiến. Thế nhưng, điều này có đúng? Đặc biệt và với tình hình chiến sự như của Mỹ?

Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt.

Elon Musk: Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm - Ảnh 3.

Nếu như số lượng người suy giảm, thì hệ sinh thái sẽ bớt phải chịu nhiều áp lực hơn. Sinh vật và đời sống hoang dã sẽ có thể “dễ thở” hơn. Không biết chừng ta có thể quay lại với thời kỳ “trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” cũng nên.

Tất cả những viễn cảnh trong tương lai này đều không mấy tốt đẹp. Có thể cuộc khủng hoảng dân số toàn cầu sẽ xảy ra vào năm 2076 thật. Dẫu vậy, Stephen Hawking đã cương quyết nhấn mạnh rằng con người chúng ta sẽ phá hủy Trái Đất tới mức độ sẽ phải dời đi nơi khác sinh sống trong vòng 100 năm tới.

Có lẽ ta nên chấp nhận sự thật, và để dân số cứ giảm dần, vì vậy ta sẽ đỡ phải chờ dài cổ mới tới lượt để bay sang hành tinh khác cũng nên. Một ý tưởng khá hay phải không?

Nguồn: CNET

Tỷ phú bất động sản đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

Tỷ phú bất động sản đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

Tại Việt Nam, số lượng các tỷ phú bất động sản chiếm phần đông trên danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán. Còn trên thế giới, theo thống kê của Forbes, bất động sản đứng top 3 những ngành sản sinh ra tỷ phú đôla. Tuy nhiên, góc nhìn về tỷ phú bất động sản đóng góp ra sao cho nền kinh tế thì vẫn gây tranh cãi.

Tỷ phú giàu lên từ BĐS luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi lẽ, như nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Đất đai ở Việt Nam theo luật pháp thuộc sở hữu toàn dân.

Do đó, khi một số người khai thác mảng tài sản này và giàu lên nhanh chóng dễ gây nên những bức xúc và dấu hỏi về sự giàu có của họ”. Đây dường như là nỗi lo lắng của phần đông dư luận khi nhắc đến vấn đề này.

Tuy nhiên, trong khi những tiêu cực được gắn cho những tỷ phú BĐS vẫn không có bằng chứng xác tín thì những giá trị do họ tạo ra cho nền kinh tế lại đang diễn ra.

Trong một lần trao đổi với Trí Thức Trẻ, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết dù rằng đến nay chưa có một tổng kết, đánh giá cụ thể để định lượng được những đóng góp của các tỷ phú, nhưng cũng có nhiều điều có thể thấy được bằng trực quan.

TS. Minh Phong nói rằng đó là những công trình lớn, chuyên nghiệp, giúp thay đổi cảnh quan, biến không thành có như chuyện ở Đảo Tuần Châu hay khu nghỉ dưỡng của FLC ở Sầm Sơn… đồng thời tạo thị trường có tổ chức an toàn thay vì những hoạt động tự phát thiếu tính chuyên nghiệp.

Tranh cãi không chỉ dừng lại ở vấn đề trên. Một số quan điểm cho rằng BĐS không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể phát triển lâu dài vì nó không đóng góp nhiều vào tăng trưởng chung trong khi thâm dụng lớn nguồn lực đất đai, tín dụng.

Trên thực tế, những quan điểm trên đã tách BĐS ra khi chỉ tính từ khâu công trình hoàn tất và bán cho người mua lần đầu và các lần tiếp theo, còn quá trình giải toả, xây cất được xếp vào lĩnh vực xây dựng. Thông qua đó, kết luận BĐS đóng góp thấp vào tăng trưởng kinh tế chung.

Nhưng thực ra, BĐS là một chu trình của chuỗi kinh doanh từ xây lắp, vật liệu, du lịch, nghỉ dưỡng… tức tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế khác.

Hiệp hội Các nhà phát triển BĐS châu Âu (EPRA) hồi năm 2016 đã khẳng định: “Lĩnh vực BĐS cung cấp nền tảng cơ bản cho hầu hết lĩnh vực khác, giúp các đối tượng này có đầy đủ khả năng để phát triển hết sức mình”.

Và điều này dường như đang đúng với quy luật phát triển kinh tế của Việt Nam nếu xét về nhu cầu và trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 như lý giải của ông Đỗ Cao Bảo, Phó TGĐ FPT.

Bởi lẽ nhu cầu xây dựng cơ bản của Việt Nam đang là rất lớn để tạo hạ tầng cho các ngành khác phát triển. Bên cạnh đó, cách mạng 4.0 ở Việt Nam chỉ mới là làn sóng được nói đến, thực tế, các ngành vẫn đang ở mức 1.5 như ông Bảo đánh giá. Do đó, việt BĐS ngôi đầu là điều có thể hiểu được.

Ghi nhận của Forbes từ những người giàu nhất thế giới cũng cho thấy, BĐS đứng top 3 những ngành sản sinh ra các tỷ phú đô la, sau đầu tư tài chính và công nghệ.

Năm 2017, Forbes cũng ghi nhận 2 tỷ phú Việt Nam vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Đó là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air).

Hai người này đều có bắt đầu kinh doanh từ BĐS và sau đó mở rộng phát triển kinh doanh đa ngành, đa nghề. Đặc biệt đối với bà Thảo, ngành hàng không sau này đã giúp bà nổi danh.

Facebook, Google lũng đoạn Internet, ngành công nghiệp tin tức Mỹ cầu cứu chính phủ

Facebook, Google lũng đoạn Internet, ngành công nghiệp tin tức Mỹ cầu cứu chính phủ

Cách khai thác tin tức trên báo chí đang bị can thiệp một cách thô bạo nhằm đáp ứng các quy tắc hiển thị trên Facebook và Google, những công ty chiếm phần lớn doanh thu từ quảng cáo Internet.

News Media Alliance (NMA), nhóm đại diện cho gần 2.000 tờ báo và trang tin, vừa yêu cầu Quốc hội Mỹ miễn trừ luật chống độc quyền để họ có thể đàm phán chung với Google và Facebook. NMA, từng có tên gọi là Hiệp hội Báo chí Mỹ, phàn nàn rằng hai công ty Internet khổng lồ này đang tạo ra thế lưỡng độc quyền trên Internet, hút hết gần như tất cả doanh thu từ quảng cáo dù không hề làm nội dung.

Bởi tình trạng lưỡng độc quyền kỹ thuật số này, các nhà xuất bản buộc phải “bỏ rơi nội dung” để chạy theo quy tắc mà Google và Facebook đưa ra trong việc khai thác và hiển thị thông tin nhằm giành lấy sự ưu tiên và doanh thu quảng cáo. Những quy tắc này làm thương mại hóa tin tức, khiến tin tức giả mạo lan tràn nhưng người dùng không thể phân biệt chúng với những tin tức xác thực.

“Để đảm bảo tương lai của báo chí, các tổ chức tài trợ cho nó phải có khả năng đàm phán tập thể với các công ty công nghệ này nhằm kiểm soát việc phân phối thông tin và cách tiếp cận đối tượng trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay”, David Chavern, CEO NMA nhấn mạnh.

Trong bối cảnh cuộc chiến giữa báo chí và mạng xã hội trở nên khốc liệt, các hãng tin có thể sử dụng các công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nội dung của mình. AP, AFP và một số hãng truyền thông lớn khác từng yêu cầu Google trả các khoản phí bản quyền cho việc sử dụng tin tức của họ. Bước đi mới nhất của NMA có thể là nỗ lực để những hãng tin nhỏ và ít danh tiếng hơn có thể gây áp lực với Google và Facebook thông qua sức mạnh tập thể để đòi quyền lợi.

Cụ thể, Google, Facebook hay các nền tảng khác có thể phải trả tiền cho những câu trích dẫn, tiêu đề hay hình ảnh của báo chí trong trường hợp chúng chia sẻ trên nền tảng của họ. Đây được coi là tiền bản quyền, giúp các nền tảng công nghệ được sử dụng hợp pháp những thông tin từ báo chí. Chưa từng có tiền lệ án cho những trường hợp này.

Tuy nhiên, NMA chưa đề cập tới việc Facebook và Google chỉ được chia sẻ tin tức với sự động ý từ các thành viên của liên minh. Trong trường hợp đó, nếu các hãng tin không thích cách thông tin của mình xuất hiện hay không muốn chúng xuất hiện miễn phí, họ có quyền cấm các nền tảng này hiển thị chúng.

Hiện tại, tin tức khó có thể tách rời với mạng xã hội. Tuy nhiên, các hãng tin có quyền yêu cầu được trả tiền khi câu chuyện của họ được chia sẻ trực tuyến. Nếu họ tập hợp lại, tiếng nói của họ sẽ có trọng lượng hơn.

Trở lại với vấn đề tin tức giả mạo, một hiện tượng gây nhức nhối trong thời gian qua, có lẽ các hãng tin cần tìm ra cơ chế để đảm bảo người dùng nhận ra họ trong mớ hỗ độn trên Internet. Facebook và Google cũng từng cam kết mạnh tay với tin tức giả nhưng vẫn nạn này chưa có dấu hiệu suy giảm.

Việt Nam: Quân đội bàn giao đất ở 13 sân bay

Quân đội VN
 ảnhSTR/GETTY
Đại tướng Ngô Xuân Lịch trong một lần tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tại Hà Nội.

Quân đội Việt Nam đã bàn giao 1.500 ha đất quốc phòng cho mười ba sân bay dân sự ở Việt Nam, truyền thông nhà nước cho hay.

Hôm 12/7/2017, báo VietnamNet dẫn lời lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết chi tiết về động thái này.

 

“Bộ Quốc phòng đã bàn giao hơn 1.500 ha đất quốc phòng cho 13 sân bay địa phương mở rộng sân bay, xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế,” VietnamNetviết.

Vẫn theo nguồn này, tại buổi kiểm tra và làm việc với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn sáng 12/7, khi đề cập vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết:

“Ngay từ đầu năm đã chỉ đạo dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng các dịch vụ xây dựng công trình nhà hàng, khách sạn, biệt thự, căn hộ cho thuê, chứ không phải chờ Thủ tướng chỉ đạo.

“Tôi yêu cầu dừng lại… Nhưng chúng ta cần tính đến lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp đầu tư vào sân golf. Nếu đã thu hồi thì cương quyết không cho phép bất cứ doanh nghiệp khác đầu tư vào khu vực đó”, Tướng Lịch được báo điện tử dẫn lời nói về việc sẵn sàng thu hồi sân golf trong phi trường này nếu chính phủ yêu cầu mở rộng Tân Sơn Nhất.

Theo vị Phó bí thư Quân ủy Trung ương của Việt Nam, việc bàn giao đã được Bộ Quốc phòng thực hiện từ năm 2013 và tướng Lịch khẳng định “sẽ rà soát và bàn giao” đất quốc phòng chưa sử dụng cho các địa phương để tạo điều kiện phát triển kinh tế.

“Ông cũng yêu cầu các đơn vị quân đội thực hiện tốt quy định, kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm trong việc sử dụng đất quốc phòng,” VietnamNet cho biết thêm.

‘Giao đất ngay’

Việt Nam ảnhTAN SON NHAT GOLF COURSE
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói sẵn sàng thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, theo truyền thông Việt Nam

Hôm thứ Tư, báo Tiền phong cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói: ‘TP. Hồ Chí Minh bắt tay mở rộng sân bay, Bộ Quốc phòng giao đất ngay’.

Báo này dẫn lời tướng Lịch cho rằng việc chậm trễ giao nhận đất quốc phòng cho chính quyền địa phương ở TP. Hồ Chí Minh không do phía quân đội, ông nói:

“Theo kế hoạch của TP.HCM, việc mở các tuyến đường này cần khoảng 6,65ha đất mà quốc phòng đang quản lý. Việc thực hiện kế hoạch này chậm là do địa phương chứ không phải do bộ. Tôi đề nghị Thành phố cho phóng tuyến làm ngay đi, Thành phố cử đơn vị chuyên môn làm việc cụ thể với Bộ Quốc phòng là chúng tôi bàn giao ngay.

“Được đi trên những con đường rộng thoáng của Thành phố bản thân tôi cũng sẽ rất tự hào.”

Theo Tướng Lịch, những năm qua Bộ Quốc phòng đã bàn giao hàng ngàn hecta đất quốc phòng cho các địa phương “để phục vụ phát triển kinh tế và hiện đang tiếp tục rà soát” để bàn giao đất ở những khu vực, vị trí không còn phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

“Riêng những khu vực trọng yếu không thể bàn giao, bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị các địa phương cũng phải hết sức chia sẻ,” Tiền phong tường thuật.

Tướng Lịch cũng cho hay “đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân chấm dứt việc cho thuê bến bãi, với quyết tâm không để việc làm kinh tế mà ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, đến hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ,” vẫn nguồn cho biết.

Thứ trưởng Quốc Phòng Lê Chiêmhình ảnhQUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc Phòng Lê Chiêm cho hay việc quân đội ngưng làm kinh tế, kinh doanh, thương mại là một chủ trương của quân đội VN.

‘Bước đầu tiên’

Trong một tọa đàm gần đây với BBC Tiếng Việt về khả năng quân đội Việt Nam ‘thôi làm kinh tế, kinh doanh’, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cho rằng việc bàn giao đất quốc phòng mà trên thực tế là ‘phi quốc phòng’ giao lại hết cho phát triển kinh tế là bước đầu để quân đội cải tổ vai trò và hoạt động của mình ở Việt Nam.

Ông nói: “Câu chuyện sân golf Tân Sơn Nhất vừa rồi, đó là đất quốc phòng, tôi gọi đó là đất quốc phòng ‘phi quốc phòng’, ở một quốc gia đặc thù như Việt Nam, triền miên bao nhiêu chiến tranh, th những khu đất đặc thù lớn, vị trí quan trọng, nhường cho mục tiêu quốc phòng, tôi cho đó cũng là lẽ đương nhiên.

“Nhưng sau 40 năm, gần nửa thế kỷ rồi, nhiều mảnh đất không còn sử dụng cho mục tiêu quốc phòng nữa, nhưng không được giao lại cho phát triển kinh tế, người ta vẫn để đó, để trống và quy quân đội để làm sao không được chuyển quyền sử dụng đất, không được chuyển mục đích sử dụng đất từ mục đích quân sự sang kinh tế, ví dụ như trong chuyện Đồng Tâm sao giao cho Viettel?

“Viettel là một tập đoàn kinh tế, thì nó nảy ra một điểm mà người dân đấu tranh, vì thế cho nên cũng như chuyện sân golf, không thể nói làm golf là mục tiêu quốc phòng được, bao nhiêu năm đó, đất quốc phòng đó cho dù vẫn thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, nhưng nó đã là phi quốc phòng rồi, anh phải giao lại cho mục tiêu kinh tế và các mục tiêu phát triển khác.

“Nhưng anh lại không giao, bây giờ anh lại liên doanh với Him Lam, rồi bên kia (Đồng Tâm) anh giao cho Viettel, cái đó tôi cho một vấn đề là cương quyết đất nào gọi là đất quốc phòng, nhưng đã phi quốc phòng rồi thì phải giao hết lại cho phát triển kinh tế.

“Đó là bước đầu tiên trong bước gọi là rút chân dần của lực lượng quân đội ra khỏi trận địa kinh tế.”

Thứ trưởng Quốc phòng Trần Đơn ảnhAFPThượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Trần Đơn cho rằng quân đội tham gia làm kinh tế là một nhiệm vụ chính trị theo chủ trương của đảng, nhà nước và quân đội VN.

Hệ quả, ảnh hưởng?

Bình luận về tác động có thể có đối với quân đội Việt Nam nếu có thay đổi trong chủ trương quân đội làm kinh tế và kinh doanh thương mại trong thời gian tới, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam nói:

“Nếu mà có chủ trương quân đội không được kinh doanh, không được làm kinh tế mà thực hiện được thì chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng, ảnh hưởng tiêu cực tới một bộ phận đặc quyền, đặc lợi không nhỏ ở trong quân đội. Những người trực tiếp, kể cả gián tiếp nắm các cục, vụ, phụ trách về tài chính và trực tiếp nắm các doanh nghiệp, điều hành các doanh nghiệp làm kinh tế của quân đội sẽ bị thiệt hại nặng nhất về vấn đề thu nhập.

“Trong khi đó, tôi không nghĩ là đại đa số binh lính và sỹ quan lại có bị ảnh hưởng gì, vì họ đã có nguồn ngân sách lo rồi. Ngân sách cho quân đội, kinh phí cho quốc phòng ở Việt Nam một năm không nhỏ. Theo các con số từ năm 2013, 2015 tới giờ, một năm cũng phải 13 tỷ rưỡi cho tới 14 tỷ rưỡi đôla, chứ không ít. Như vậy là tương đương với gần 100 ngàn tỷ đồng.

“Mà việc làm kinh tế trong quân đội chủ yếu (mà) trước chúng ta (Việt Nam) trong thời bao cấp gọi là ba lợi ích, thì chủ yếu phục vụ cho một bộ phận ‘đặc quyền, đặc lợi’, nếu không làm kinh tế nữa thì bộ phận đặc quyền, đặc lợi đó sẽ không còn tiền nữa, hoặc ít tiền đi. Vì thế tôi thấy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận có thể nói là khá tiêu cực như vậy.

“Cái thứ hai, lại là ảnh hưởng rất tốt, tích cực đối với xã hội, tôi nói ngay tới vấn đề sân golf ở sân bay, bây giờ nếu như các doanh nghiệp quân đội mà không được làm kinh tế, thì điều mà anh Trương Duy Nhất gọi là đất quốc phòng ‘phi quốc phòng’ sẽ chính thức trở thành phi quốc phòng, do vậy sân bay Tân Sơn Nhất sẽ lộ diện ra là một hợp đồng sân golf vô hiệu, nói theo đúng lời của ông Nguyễn Đức Kiên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã nói.

“Và do vậy sân golf Tân Sơn Nhất, toàn bộ 157 ha đã chiếm dụng từ thời của ông Phùng Quang Thanh cho tới, giờ dứt khoát phải trả lại cho sân bay dân sự Tân Sơn Nhất, có nghĩa là trả lại cho xã hội, có nghĩa là trả lại cho người dân, đó là khía cạnh tích cực mà chủ trương chấm dứt làm kinh tế trong quân đội có thể mang lại được,” Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC.

BBC