Bầu vú đàn bà

vu

Nhìn bầu vú nhô lên trong chiếc áo mỏng
Chàng trai mỉm cười mơ giấc mơ tình
Khi bầu vú căng đầy sữa nóng
Bé rúc rích cười bú mẹ no căng
Người họa sỹ lấy bầu vú làm đường cong cho nét vẽ
Chàng thi sỹ lấy bầu vú cho cảm hứng thơ tình
Bầu vú đàn bà sức sống , bí ẩn đam mê …
LeAn

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Để có được những bức ảnh quý giá, nhiếp ảnh gia Maika Elan đã dành tới 6 tháng ở Nhật Bản và tìm hiểu cuộc sống của các Hikikomori. Nhờ đó, khán giả đã thực sự có thể tiếp cận được với cuộc sống của họ một cách chân thực nhất. 

“Hikikomori” là một thuật ngữ phổ biến tại Nhật Bản, được bộ Phúc lợi, Lao động và Y tế Nhật Bản gọi những người tự giam mình trong phòng, không chịu ra ngoài và tham gia các hoạt động đời sống xã hội và gia đình trong thời gian ít nhất là 6 tháng.Đây là một hội chứng mang tính tâm lý nhiều hơn là bệnh lý, thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi dao động từ 14-50. Đa phần họ đều là các thành viên đến từ gia đình trung lưu. Có những người tự nhốt mình trong nhà từ vài năm đến hàng chục năm.Tại Nhật Bản, con số Hikikomori ước tính có khoảng hơn 1 triệu người. (~1% dân số Nhật Bản).

“Hơn triệu người Nhật sống lẩn khuất trong những căn phòng tới hàng chục năm”, đây là những câu chuyện hoàn toàn có thật tại xứ sở mặt trời mọc khi có những thanh niên dành nhiều năm ròng, tự nhốt mình trong phòng và sống một cuộc sống không biết ngoài kia ra sao.

Ở Nhật, họ được gọi bằng cái tên Hikikomori, được ghép bởi hai chữ: “Hiku” có nghĩa là kéo, “komori” trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Một cách hiểu ngắn gọn hikikomori có nghĩa “tự rút lui và nghỉ ngơi”.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 2.

Chị Maika Elan cùng những người đồng sự đã giúp đỡ mình trong thời gian tại Nhật Bản.

Trong thời gian 6 tháng tại Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải (hay còn biết đến với cái tên thân thuộc Maika Elan) đã cố gắng tiếp cận với những Hikikomori và giúp mọi người có cái nhìn trực diện hơn, gần gũi hơn về cuộc sống của một nhóm người chiếm tới 1% dân số tại Nhật Bản.

Thời gian mới tới Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Maika Elan không định thực hiện bộ ảnh về các Hikikomori mà muốn phác họa lại cuộc sống của những người sống cô đơn với động vật. Tuy nhiên khi tới đây, hình ảnh cuộc sống hiện lên với những gam màu đối lập, sự cô đơn ngập tràn, cuộc sống đầy áp lực đã khiến chị muốn thực hiện một chủ đề khác về những người thanh niên Nhật vùi mình trong căn phòng từ năm này qua năm khác.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 3.

Hiroki Chujo, 23 tuổi. Anh đã trở thành một Hikikomori được 3 năm. Hikikomori không phải là một trạng thái bệnh lý mà chủ yếu nghiêng về vấn đề tâm lý. Thông thường, những Hikikomori đều không cảm thấy mối gắn kết với gia đình và xã hội.

Ban đầu, việc tiếp cận với các Hikikomori gặp khá nhiều khó khăn. Nhờ một chị làm giám tuyển nghệ thuật, tổ chức một cuộc nói chuyện, chị Maika Elan đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có người thân, bạn bè là các Hikikomori. Qua tìm hiểu trên mạng, nhiếp ảnh gia Maika Elan đã tìm thấy một tổ chức phi lợi nhuận có tên “New Start”. Chị đã xin vào đây tình nguyện để có thể hiểu hơn về các Hikikomori.

Ở đây, Hikikomori được dạy các kỹ năng cơ bản như nấu ăn, dọn vệ sinh, giao tiếp, nói chuyện nhìn vào mắt người khác. Họ được tham gia các chương trình giúp tái hòa nhập với cộng đồng. Thông thường, họ sẽ ở đây 2 năm, trước khi phải tự ra ngoài tìm cuộc sống mới cho mình hoặc trở về với gia đình.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 4.

Đa phần các hikikomori tại Nhật Bản đều có thời gian ở trong phòng ít nhất 6 tháng, chiếm 39,2% trong số các Hikikomori. Tuy nhiên, số người ở trong phòng lâu hơn 7 năm cũng chiếm tới 14,2%.

Ban đầu, nhiếp ảnh gia Maika Elan còn không biết họ ở đâu để có thể tiếp cận nên phải thông qua những người trung gian là các rental sister và rental brother. Thời gian đầu rất khó khăn vì thực ra những người trung gian đấy làm việc với Hikikomori như là khách hàng. Chị đã phải gửi CV tới từng gia đình để bố mẹ họ biết chị là ai.

Lúc đầu, chị Maika Elan chỉ có thể đứng ở ngoài nhà, chào hỏi bố mẹ họ và chờ các rental sister vào làm việc khoảng vài tiếng. Rồi vài buổi sau thì được vào phòng khách rồi dần dần tiếp cận được “lãnh địa” của các Hikikomori.

Cũng phải mất một thời gian sau thì mới có thể nói chuyện, hỏi han các Hikikomori qua người phiên dịch. Cuối cùng thì họ cũng đồng ý cho mình chụp ảnh. Hơn 4 tháng miệt mài, chị cũng ghi được cuộc sống của 6,7 Hikikomori tại Nhật Bản.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 5.

Fuminori Akao, 29 tuổi. Anh đã trở thành Hikikomori được một năm.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 6.

Cuộc sống của họ chỉ gói gọn trong những căn phòng như vậy, kèm theo chút đồ đạc cần thiết. Có Hikikomori từng trải lòng rằng đôi khi họ không cần ăn uống gì cả, có cũng được mà không có cũng không thành vấn đề. Vấn đề tâm lý của họ lớn hơn nhu cầu sinh lý rất nhiều.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 7.

Có những người là Hikikomori “ngắn hạn”, nghĩa là họ sẽ dành thời gian vài năm ở trong phòng rồi lại quay về với cuộc sống thường ngày, trước khi quyết định đóng khép mình với cuộc sống lần nữa.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 8.

Trở thành Hikikomori có nhiều nguyên nhân: áp lực công việc, học tập, chán nản với cuộc sống, không tìm thấy lối thoát…

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 9.

Một hình ảnh rất đỗi đời thường về cuộc sống của Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 10.

Để tiếp cận với các Hikikomori, chị Maika Elan đã phải nhờ sự giúp đỡ của các “rental sister, rental brother”. Họ là những người tư vấn, giúp đỡ và trò chuyện với các Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 11.

Hashimoto Masaya là một trường hợp Hikikomori do áp lực của học tập. Từng là người học rất giỏi và đạt thành tích cao ở trường, anh vẫn không được cha mẹ công nhận. Lúc nào cũng bị áp lực với việc học và trở thành người đứng đầu, cuối cùng, khi không trở thành được một học sinh danh dự, anh quyết định trở thành một Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 12.

Tuy nhiên, anh đã từng rời khỏi phòng và đi du lịch vòng quanh thế giới. Những tưởng sau khi trở về, mọi chuyện cũng sẽ khác nhưng tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn. Hashimoto Masaya lại nhốt mình trong phòng tới 7 năm.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 13.

Cha mẹ anh đã phải nhờ tới các rental sister để giúp anh thoát khỏi tình cảnh này.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 14.

Nhiều Hikikomori không chịu giao tiếp, nói chuyện hay cởi mở với bất cứ ai, ngoài các rental sister và rental brother của họ.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 15.

Đa phần các Hikikomori đến từ gia đình trung lưu. Chính vì vậy, nhiều người khá thoải mái với cuộc sống của mình ở trong phòng như vậy.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 16.

Riki Cook, một Hikikomori có bố là người Mỹ, mẹ người Nhật. Anh đã ở trong phòng như vậy được suốt 4 năm. Là một người luôn cố gắng để trở nên nổi bật, chỉ cần một lần sai phạm cũng khiến Riki cảm thấy sợ hãi và nghĩ rằng mình sẽ bị loại bỏ.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 17.

Chính vì vậy, anh luôn cảm thấy bế tắc với cuộc sống của mình vì chỉ những vấn đề nhỏ trong cuộc sống cũng khiến anh cảm giác mệt mỏi: quên sách vở, không tìm thấy phòng học mới… Căn phòng của Riki luôn đầy những thứ như vỏ mì tôm, đồ ăn và ngổn ngang đồ đạc.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 18.

Thông thường, vì thời gian rảnh quá nhiều, ngoài ngủ, các Hikikomori thường tìm đến các thú chơi như điện tử, truyện tranh. Có nhiều người từng nghĩ rằng họ muốn tự tử vì quá bế tắc với cuộc sống nhưng cuối cùng, mọi thứ lại trở về với căn phòng này.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 19.

Độ tuổi của các Hikikomori thường dao động từ 14-50.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 20.

Với các Hikikomori đã cao tuổi, cuộc sống của họ có phần khó khăn hơn nhiều khi không còn ai chu cấp cho bản thân. Chính vì vậy, nhiều người sẽ đi làm một thời gian và tích góp tài sản trước khi trở thành một Hikikomori.

(Ảnh: Nhiếp ảnh gia Maika Elan)

Khách Trung Quốc bị ghét nhất thế giới

Dân cư đông đúc lý giải cho số lượng công dân hành xử kém văn minh khi ra nước ngoài của Trung Quốc áp đảo hơn những quốc gia khác.

Theo khảo sát năm 2015 của Hotels.com, người Argentina có xu hướng trộm đồ nhiều nhất trong phòng khách sạn, những thứ bị trộm không bao gồm đồ dùng cá nhân trong nhà vệ sinh. Singapore xếp sau Argentina với những công dân thích “cầm nhầm”, trong khi đó khách Hong Kong được đánh giá là nhóm đáng tin nhất khi lưu trú tại khách sạn.SCMP đăng tải danh sách những quốc gia có công dân hành xử vô lối nhất, khiến nước bạn e ngại và đồng bào xấu hổ.Trung Quốc

Truyền thông đều quen với những câu chuyện về khách Trung Quốc làm loạn sân bay, tấn công tiếp viên hay phá hoại các di tích khảo cổ, tiểu bậy nơi công cộng… Gần đây nhất, nhiều người ngỡ ngàng với tin khách Trung Quốc ném đồng xu vào cánh máy bay để cầu may hay nấu mì ăn giữa sân bây khi đợi chuyến.

 Lỡ chuyến, hành khách Trung Quốc xông vào tát nhân viên sân bay. Video: CGTN.

Là một trong những nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc có tới 122 triệu người du lịch nước ngoài vào năm 2016. Điều này lý giải cho số lượng công dân hành xử kém văn minh khi ra nước ngoài của Trung Quốc áp đảo hơn những quốc gia khác.

Những điểm đến phổ biến nhất với nhóm khách này là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Nga, Maldives và Anh. Họ cũng trở thành “cứu tinh” cho ngành du lịch của nhiều quốc gia như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Tunisia – những nơi chịu ảnh hưởng tiêu cực sau khủng bố.

Anh

Người Anh có thể lịch sự, thân thiện và nhã nhặn. Nhưng sau khi tiệc tùng quá chén, họ có thể khỏa thân chạy trên phố và quậy phá khắp nơi.

Thị trưởng hòn đảo resort Hvar, Croatia, mới đây phải ban hành mức phạt 700 euro cho những ai bị bắt gặp sử dụng đồ uống có cồn nơi công cộng.

khach-trung-quoc-bi-ghet-nhat-hanh-tinh

Khách Anh tại Magaluf, Tây Ban Nha. Ảnh: Twitter.

Nhiều người có thể cho rằng lối hành xử này chỉ xuất phát từ nhóm khách Anh trẻ tuổi, song họ không phải những người duy nhất gây điều tiếng cho xứ sở sương mù. Tây Ban Nha mới đây phanh phui tình trạng khách Anh khiếu nại ngộ độc thực phẩm giả khi nghỉ tại những resort, khách sạn hạng sang.

Hiệp hội khách sạn Tây Ban Nha (CEHAT) ước tính có tới 90% trường hợp báo ngộ độc là giả. Theo thống kê, các khách sạn địa phương phải chi tới 60 triệu euro bồi thường cho những vụ ngộ độc trong năm 2016.

Trong đó, một cặp vợ chồng khiếu nại họ bị tiêu chảy và chuột rút sau kỳ nghỉ. Họ bị phát hiện uống 109 ly đồ uống có cồn trong suốt chuyến đi Tây Ban Nha.

Đức

Andrew Eames, blogger du lịch, nhận định người Đức đã biến những lời phàn nàn thành nghệ thuật khi họ soi xét tất cả mọi thứ trong hành trình, ngoại trừ cảnh quan. Andrew cho rằng người Đức quá nghiêm túc khi đi du lịch, họ có thể phàn nàn từ thực đơn đơn điệu, phòng ngủ thiếu sân thượng như quảng cáo… và yêu cầu bồi thường.

khach-trung-quoc-bi-ghet-nhat-hanh-tinh-1

Du khách Đức đi nghỉ tại Tunisia. Ảnh: SCMP.

Mỹ

Người Mỹ được khen ngợi khi tiếp đón khách quốc tế nhưng nhiều người rất tệ khi du lịch nước ngoài. Họ bị đánh giá là nhóm khách thiếu tôn trọng văn hóa bản địa và ăn mặc không nghiêm túc.

Israel

Người Israel mang tiếng xấu là thô lỗ, thiếu kiên nhẫn và thường xuyên sử dụng chất kích thích, theo trang tin địa phương Haaret. Nhiều du khách sẵn sàng tranh cãi về giá phòng hay lừa chủ khách sạn, điều đó khiến hình ảnh về người Israel thêm méo mó.

khach-trung-quoc-bi-ghet-nhat-hanh-tinh-2

Người Israel chịu nhiều định kiến trên đường du lịch. Ảnh: Middleeast Monitor.

Một người chia sẻ trên diễn đàn Lonely Planet: “Một trong những cảm giác tồi tệ nhất khi phượt là lúc bạn check-in khách sạn, mở hộ chiếu ra và chứng kiến thái độ niềm nở của lễ tân tiếp đón bốc hơi ngay lập tức”.

Nga

SCMP nhận định người Nga là bậc thầy mặt lạnh khi tiếp xúc một nền văn hóa mới, tới mức Bộ Ngoại giao Nga phải ban hành bộ quy tắc ứng xử cho công dân ra nước ngoài hồi đầu năm 2017.

Theo đó, công dân Nga được khuyến khích cười thật nhiều khi đến Mexico, không đùa cợt về bình đẳng giới tại Canada hay đúng giờ nếu du lịch Hà Lan. Bộ quy tắc cũng lưu ý công dân Nga tránh dùng các từ tiếng Nga như “mơ”, “không gian”, “gạch”… có âm gần giống một số từ nhạy cảm trong tiếng Italy.

 Lần đầu ra nước ngoài, hành khách Nga làm loạn máy bay. Video: Stylish Cat.

Phạm Huyền   |

Cô bé Việt 13 tuổi xuất sắc giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế

Minh Châu vượt qua những đối thủ “nặng ký” đến từ nhiều nước (Ảnh: Lệ Thu).

Cô bé hạt tiêu Trần Minh Châu (13 tuổi, học sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) vừa xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế danh giá Ricard Vines Piano International Competition được tổ chức thường niên tại  Lleida, Tây Ban Nha.

Đây là cuộc thi có lịch sử 22 năm, cuộc thi danh giá này quy tụ nhiều tài năng trẻ trên 18 tuổi đến từ nhiều nước có nền âm nhạc cổ điển phát triển lâu đời bậc nhất thế giới, theo Dân Trí. 

Được biết, em Trần Minh Châu là một trong số ít những học trò xuất sắc nhất của GS. NGND Trần Thu Hà. Mới đây, cô bé Việt vừa “ẵm” giải Nhất cuộc thi piano quốc tế Ricard Vines Piano International Competition được tổ chức hàng năm từ năm 1995 tại Lleida, quê hương của nhà soạn nhạc nổi tiếng Enrique Granados Campina người Tây Ban Nha.

Đặc biệt, cuộc thi năm nay tổ chức dành cho các tài năng âm nhạc nhỏ dưới 18 tuổi, diễn ra từ ngày 29/6 đến 2/7, thu hút sự tham gia của 50 thí sinh đến từ nhiều nước có nền âm nhạc cổ điển phát triển lâu đời trên thế giới như Hungary, Rumani, Đức, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ…

Minh Châu tham gia cuộc thi  với các tác phẩm âm nhạc kinh điển yêu cầu xử lý kỹ thuật, độ khó cao như Bach French Suites No. 5 in G Major, Chopin Etude Op. 10 No. 5, Haydn Sonata in C Major Hob. XVI:50 chương 1, Chopin Polonaise in G Sharp minor và với Liszt Hungarian Rhapsody No.

Cô gái nhỏ bé xinh xắn đã gây ấn tượng mạnh mẽ với ban giám khảo gồm các giáo sư danh giá trên thế giới và xuất sắc dành giải nhất bảng II dành cho lứa tuổi từ 12-14 tuổi.

Trao đổi với báo chí, Minh Châu vẫn còn nguyên hồi hộp kể lại, khi em đọc bảng thành tích và gặp gỡ các bạn cùng thi trước khi cuộc thi bắt đầu, em và gia đình không khỏi cảm thấy run vì những giải thưởng “khủng” các bạn đã đạt được, những giáo sư danh tiếng mà các bạn đã từng tham gia các khoá nâng cao, và hình dáng của các bạn cũng “khủng” so với mình”.

Cô bạn nhỏ đã vượt lên hai bạn gái người Nga và Tây Ban Nha để dành giải Nhất ngoạn mục.

Thanh Thanh (TH)

Quốc gia kỳ lạ: Nơi cứ 3 người thì có 1 người là triệu phú

Quốc gia kỳ lạ: Nơi cứ 3 người thì có 1 người là triệu phú

Khi nhắc đến Monaco, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiền, siêu xe và casino, nhưng rất ít người đặt câu hỏi tại sao quốc gia nhỏ bé với diện tích vỏn vẹn 2 km2 này lại hấp dẫn giới siêu giàu đến vậy?

Quốc gia nằm bên bờ Địa Trung Hải này hiện có 38.000 dân. Một phần ba số đó là triệu phú, theo hãng nghiên cứu WealthInsight. Đây cũng là quốc gia có GDP bình quân cao nhất thế giới với GDP bình quân năm 2015 là 215.000 USD/người.

Theo CNN, thuế là nguyên nhân chính giúp Monaco trở nên giàu mạnh. Công quốc này đã xóa bỏ thuế thu nhập từ năm 1869, còn các loại thuế khác với cá nhân và công ty cũng thấp kỷ lục. Cơ hội được giữ phần lớn tài sản đã giúp Monaco thu hút người dân từ hơn 100 quốc gia khác trên thế giới.

Những cư dân nổi tiếng của Monaco phải kể đến như tay đua Công thức Một – Lewis Hamilton, tay vợt số một thế giới – Novak Djokovic và vợ tỷ phú bán lẻ Philip Green – bà Tina Green.

 Quốc gia kỳ lạ: Nơi cứ 3 người thì có 1 người là triệu phú  - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, giới siêu giàu thích Monaco vì lối sống của quốc gia này. Sự kết hợp giữa thời tiết dịu mát quanh năm, chính trị ổn định bên cạnh những sự kiện đình đám như Grand Prix… là những điểm chính khiến Monaco trở nên đặc biệt hấp dẫn. Ngoài ra, Monaco còn rất dễ tiếp cận qua sân bay Nice chạy dọc biên giới nước Pháp.

Bà Yolande Barnes, Giám đốc tại Savills World Research chuyên về tư vấn bất động sản cho biết, nhiều người siêu giàu còn ưa thích Monaco hơn những thiên đường trốn thuế hải ngoại như quần đảo Cayman. “Họ không muốn cảm thấy như phải sống lưu vong. Đây là địa điểm thích hợp cho rất nhiều người giàu có trên thế giới”, bà nói.

Monaco là quốc gia độc lập có diện tích nhỏ thứ 2 trên thế giới, chỉ lớn hơn được Vatican, và tương đương Công viên Trung tâm ở New York. Đất nước này có 3 mặt giáp với biển Địa Trung Hải, tạo nên một xứ sở nhiệt đới tuyệt đẹp.

Do nhu cầu cao nên Monaco trở thành thị trường bất động sản “nóng” nhất thế giới. Những đại gia từ khắp nơi tới đây để xin làm công dân đất nước bé nhỏ này. Tại những vị trí đắt nhất ở quốc gia này, mỗi foot vuông đất có giá khoảng 9.000 USD – cao gấp rưỡi giá đất tại New York.

Du thuyền cũng là một ngành kinh doanh lớn tại Monaco. Nhiều đại lý bất động sản địa phương cũng rao bán các du thuyền cũ cùng căn hộ, biệt thự.

 Quốc gia kỳ lạ: Nơi cứ 3 người thì có 1 người là triệu phú  - Ảnh 2.

Với lượng tiền khổng lồ lưu thông, chẳng có gì ngạc nhiên khi Monaco đã xây dựng được một nền tài chính lành mạnh, chiếm khoảng 17% nền kinh tế.

“Monaco đã trở thành một địa điểm kinh doanh theo đúng nghĩa của nó”, Barnes chia sẻ. Công quốc này tồn tại nhu cầu cao về các dịch vụ quản lý tài sản và cho vay mua du thuyền.

Trái ngược với dự đoán của nhiều người, Monaco không phải là một địa điểm yên tĩnh cho những người giàu có ưa nghỉ ngơi. Công quốc nhỏ bé này khá ồn ào và tấp nập bởi tiếng động cơ của những siêu xe chạy trên đường.

 Quốc gia kỳ lạ: Nơi cứ 3 người thì có 1 người là triệu phú  - Ảnh 3.

Ở Monaco, không có bóng dáng của những chiếc xe hơi thông thường, đây là xứ sở của siêu xe và xe siêu sang. Nhiều du khách đến đây chỉ để chụp ảnh những chiếc xe siêu sang đó.

“Monaco vẫn tiếp tục sản sinh thêm nhiều triệu phú, với mật độ cao hơn tất cả nơi khác. Cứ 3 người dân thì sẽ có 1 người là triệu phú. Ở đây có những đặc quyền mà chỉ người siêu giàu mới có thể chạm tay tới”, Oliver Williams – nhà phân tích tại Wealth Insight cho biết.

Theo Trithuctre

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển

 Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.

Quý tộc, bình dân và lưu manh

Nhân loại là một quần thể to lớn và phức tạp nhất trên thế giới. Nói về tính chất vốn có của tinh thần và ý thức, có thể phân thành 3 thứ bậc khác nhau: quý tộc, bình dân và lưu manh. Ba thứ bậc này được phân theo dạng hình thoi đứng, ở giữa phình to là tầng lớp bình dân, đầu nhỏ ở trên cùng là tầng lớp quý tộc, còn đầu nhỏ dưới cùng là lưu manh. Từ bình dân tới quý tộc thì không có giới hạn rõ rệt, từ bình dân tới lưu manh cũng không có giới hạn rõ rệt, nhưng lưu manh và quý tộc thì có sự khác biệt một trời một vực.

Sở dĩ được gọi là quý tộc không phải vì có nhiều của cải, cũng không phải vì có nhiều quyền lực, mà là vì họ có một tinh thần cao quý, sử sách gọi đây là tinh thần quý tộc. Người thiếu tinh thần quý tộc, thì dù giàu có không ai sánh bằng cũng chỉ là mang bản tính lưu manh mà giàu có; dù có quyền lực to đến mấy, thì cũng chỉ là kẻ độc tài chuyên chế mang bản tính lưu manh.

Sở dĩ gọi là lưu manh không phải là vì không có gì trong tay, mà là ý thức lưu manh ở bên trong nội tâm. Giai cấp vô sản không đồng nghĩa với lưu manh, giai cấp vô sản đa số là người bình dân an phận thủ thường. Trong quần thể lưu manh, có người giàu, có kẻ nghèo; có bình dân, có quyền quý; có người ngốc nghếch, cũng có kẻ thiên tài.

Tinh thần quý tộc đại diện cho đỉnh cao của văn minh nhân loại, ý thức lưu manh đại diện cho sự thấp kém nhất của nhân loại. Dường như tất cả mọi người đều có suy nghĩ hướng tới sự cao thượng, và cũng có những ham muốn dục vọng thấp kém, đây chính là cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Nhân tính chiến thắng thú tính, thì con người hướng tới sự cao thượng; thú tính chiến thắng nhân tính, con người sẽ hướng tới sự hèn hạ bỉ ổi. Đối với đa số người bình dân, nhân tính và thú tính vẫn đang giằng co chưa có hồi kết, nên nó làm cho cả một đời vẫn cứ loay hoay quanh cao thượng và thấp kém. Đa số người dân đều là an phận thủ thường nên cả đời sẽ không có gì nổi bật. Bình dân nếu muốn siêu phàm thoát tục, thì phải hướng tới cao thượng để có hy vọng trở thành quý tộc. Còn nếu hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì sẽ trở thành lưu manh. Con người vươn tới sự cao thượng thì rất khó, và để trở thành quý tộc thì lại càng khó hơn; còn hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì rất dễ, trở thành lưu manh thì dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì nguyên nhân này mà xã hội nhân loại hiện nay quý tộc thì ít mà lưu manh thì nhiều.

Cao thượng và cao quý  không khác nhau về bản chất, nhưng cao thượng và cao quý lại có khoảng cách, đó là mức độ khác nhau, trạng thái khác nhau. Bình dân cũng biết cao thượng, nhưng thường chỉ có thể cao thượng trong thuận cảnh, chứ không thể “cố thủ” cao thượng trong nghịch cảnh. Nếu như trong nghịch cảnh mà có thể giữ được cao thượng, thì đó chính là trạng thái cao quý, cũng tức là đã thành quý tộc.

Nếu cao thượng đã  đạt đến trạng thái cao quý, thì tức là “phú quý mà không dâm, dưới áp lực mà không chịu khuất phục”. Đây chính là trạng thái của tinh thần quý tộc. Câu trên có hai tầng ý nghĩa. Tầng thứ nhất là giải thích đối với phú hào quyền quý: Anh giàu có rồi thì không thể dâm đãng, anh có quyền rồi thì anh không thể lấy quyền đấy để bắt người khác khuất phục. Tầng thứ hai là giải thích với tầng lớp bình dân: Anh không giàu có, nhưng anh không thể bị phú quý dụ dỗ mê hoặc để rồi từ bỏ cao thượng; anh không có quyền lực nhưng anh không thể khuất phục trước quyền lực, anh chỉ có thể tâm phục khẩu phục trước sự công bằng và chân lý. Đạt đến trạng thái này rồi, thì dù có là bình dân nhưng anh vẫn có tinh thần quý tộc.

Tinh thần quý tộc là gì?

Tinh thần quý tộc có 3 nội hàm cao quý đó là: thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm.

Thành tín là linh hồn của văn minh nhân loại, không có thành tín, thì không có đạo đức, cũng không có văn minh; thành tín cũng là linh hồn của phẩm cách cá nhân, không có thành tín, thì không thể có phẩm cách cao thượng. Người thiếu sự thành tín, thì hoặc là người vô lại hoặc là kẻ lưu manh. Dân tộc thiếu sự thành tín, thì chắc chắn là dân tộc ngu muội không có văn hóa. Thành tín cũng là gốc rễ của chế độ dân chủ, vì không có thành tín, thì không có dân chủ đúng nghĩa. Cụ thể, dân chủ dựa vào hiến pháp, và hiến pháp chính là khế ước của xã hội. Thành tín chính là gốc rễ của khế ước, không có thành tín thì khế ước cũng chỉ là tờ giấy vứt đi.

Quý tộc sở dĩ là quý tộc, là bởi vì quý tộc coi thành tín quan trọng hơn cả mạng sống, thành tín mang đến sự cao thượng, sự tôn nghiêm và giá trị cao quý của sinh mệnh. Ví dụ, quý tộc châu Âu thà dùng quyết đấu sòng phẳng thẳng thắn để phân thắng thua, chứ  không muốn dùng âm mưu quỷ kế để tranh cao thấp. Đây thực chất chính là thà chết để giữ lấy giá trị của thành tín. Sử quan thời Trung Quốc cổ đại thà chết chứ không muốn vì đế vương thay đổi lịch sử, cũng chính là thà chết để giữ lấy giá trị của sự thành tín.

Đạo nghĩa bao hàm nhân đạo và công đạo. Nhân đạo là tiền đề của công đạo, chính là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của con người. Người ngay cả ý thức nhân đạo cũng không có, thì về cơ bản không thể có công đạo. Tôn thờ bạo lực chính là coi thường nhân đạo. Nhân đạo và công đạo hòa quyện sinh ra chủ nghĩa nhân quyền của nền văn minh hiện đại, sở dĩ châu Âu có thể sinh ra Công ước Nhân quyền, thực chất chính là do sự thúc đẩy của tinh thần quý tộc.

Tinh thần đạo nghĩa mang tới nhân từ, mang tới khoan dung, mang tới sự quan tâm, mang tới sự công chính. Quý tộc quan tâm tới những người yếu, các sự nghiệp từ thiện trên thế giới dường như đều do quý tộc đầu tư xây dựng, và cái mà họ dựa vào chính là tinh thần đạo nghĩa.

Tinh thần trách nhiệm chính là tinh thần dám gánh vác. Chịu trách nhiệm với lương tri của xã hội nhân loại, chịu trách nhiệm với văn hóa truyền thống của nhân loại, bảo vệ đạo đức, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ sự phát triển hòa bình của xã hội.

Chính tinh thần trách nhiệm mang tới lòng tin và sức mạnh không gì lay chuyển được của quý tộc, một khi dân tộc rơi vào khủng hoảng, quý tộc sẽ đứng phía trước dân tộc, bảo vệ an toàn cho dân tộc. Chính tinh thần trách nhiệm này mang đến cho họ tinh thần “Prometheus cướp lửa thần trao cho nhân loại”, và tinh thần “ta không vào địa ngục thì còn ai vào nữa”. Cũng chính tinh thần này đã bảo vệ và thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển hơn.

Ba loại tinh thần này đều đến từ tín ngưỡng tôn giáo, chỉ có tín ngưỡng tôn giáo mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần kiên định và bền bỉ, đạt đến trạng thái cao quý.

Dù cá nhân quý tộc có tồn tại khuyết điểm này khuyết điểm nọ, nhưng quần thể quý tộc vẫn là lực lượng chủ đạo thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.

Tinh thần quý tộc thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển

Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính, và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Mở rộng ra, một dân tộc cũng tồn tại cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính, điều này thực chất là cuộc chiến giữa văn minh và vô văn hóa, cũng là cuộc chiến giữa quý tộc và lưu manh. Một dân tộc do quý tộc chủ đạo, thì sẽ mang đến sự tiến bộ cho nền văn minh; do lưu manh chủ đạo thì sẽ lùi lại về không có văn minh, đây không phải là sức sản xuất vật chất bị thụt lùi, mà là sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Điều này đã được chứng minh bởi lịch sử.

Lịch sử phát triển của nhân loại là do quý tộc chủ đạo, do đó nhân loại mới từ không văn minh mà hướng đến văn minh, nhưng trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, có lúc cũng bị lưu manh kiểm soát, lưu manh chiếm cứ địa vị chủ đạo, kết quả làm cho văn minh bị thụt lùi, do đó, tiến trình phát triển của văn minh nhân loại mới xuất hiện nhiều khúc khuỷu, tiến lùi.

Ý thức tinh thần của con người là thể đa diện phức tạp, tức có ý thức giữ gìn cao thượng, thì cũng có ham muốn tình cảm thấp kém. Tuy nhiên, con người hướng tới cao thượng lại giống như leo núi, rất khó; còn hướng tới thấp kém lại rất dễ, giống như đang ngồi cầu trượt. Do đó mà xã hội nhân loại từ trước đến nay lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc.

Xã hội nhân loại trước giờ lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc, vậy sao quý tộc có thể chiếm địa vị chủ đạo trong sự phát triển của xã hội? Điều này quyết định bởi thái độ của tầng lớp bình dân: tầng lớp bình dân ủng hộ quý tộc, thì quý tộc chiếm thượng phong, tức chiếm vị trí chủ đạo, và dân tộc này sẽ duy trì nền văn minh cao thượng; tầng lớp bình dân mà ủng hộ lưu manh, lưu manh chiếm thượng phong, tức lưu manh chiếm vị trí chủ đạo, thì dân tộc này sẽ duy trì sự thấp kém không văn minh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản các dân tộc khác nhau có tiến trình văn minh và mức độ văn minh khác nhau.

Dân tộc ủng hộ quý tộc, quý tộc dễ chiếm thượng phong; dân tộc ủng hộ lưu manh, lưu manh dễ chiếm thượng phong. Nếu lưu manh chiếm thế thượng phong, chiếm vị trí chủ đạo, thì tất nhiên sẽ mê hoặc và dụ dỗ nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, ép buộc nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến thành một đại quốc lưu manh, văn hóa đạo đức sẽ bị thoái lui toàn diện, xã hội sẽ đổ vỡ.

Sáng tạo văn minh và sáng tạo lịch sử

Thành tựu văn minh nhân loại dường như đều là quý tộc sáng tạo, từ tư tưởng triết học thời viễn cổ, tín ngưỡng tôn giáo, lòng tin đạo đức, đến văn hóa nghệ thuật thời trung cổ,  đến khoa học tự nhiên thời cận đại, cho đến cơ chế dân chủ thời hiện đại, tư tưởng mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại, dường như đều là quý tộc sáng tạo ra. Có thể nói thế này, không có quý tộc, thì không có văn minh nhân loại. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tìm những nhà triết học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, thần học, khoa học vĩ đại trên thế giới, có ai không phải là quý tộc?

Quý tộc không chỉ sáng tạo văn minh, mà còn sáng tạo ra lịch sử. Những nhà quý tộc thời cận đại của châu Âu, họ đã sáng tạo ra “Quân chủ lập hiến”, sáng tạo “Tuyên ngôn độc lập”, sáng tạo “Tuyên ngôn nhân quyền”, anh hùng  dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã sáng tạo ra “Cách mạng phi bạo lực”, Martin Luther King của Mỹ sáng tạo ra “Tôi có một ước mơ”, họ đem những tư tưởng văn minh này vào thực tế, sáng tạo ra lịch sử huy hoàng, trở thành những cột mốc cho nhân loại hướng tới văn minh.

Sáng tạo lịch sử khác sáng tạo văn minh

Từ trước tới nay, lưu manh không biết sáng tạo lịch sử, chỉ biết sáng tạo sự ngang tàn bạo ngược. Tuy vậy lưu manh cũng có thể sáng tạo lịch sử, nhưng lưu manh không thể sáng tạo lịch sử của văn minh, chỉ có thể sáng tạo lịch sử của sự phá hoại, sáng tạo lịch sử tàn sát. Lưu manh từ trước giờ chỉ biết sáng tạo bạo lực, sáng tạo chiến tranh, sáng tạo sự hoang đường, sáng tạo tai nạn.

Nếu một dân tộc mà nhóm người lưu manh giữ vai trò chính trong thời gian dài, thì sẽ trở thành dân tộc “ỷ mạnh hiếp yếu”, trở thành một dân tộc hung bạo, trở thành một dân tộc hủ bại biến chất.

Đạo lý như thế này, lẽ nào còn cần ai chứng minh sao?

Hoàng Hà/ TrithucVN